PHƯƠNG PHÁP ĂN SẠCH ĐỂ SỐNG XANH

Trong những năm gần đây khi môi trường sống của con người bị tàn phá, ô nhiễm môi trường ngày một tăng cao, khí hậu trở nên ngày càng thất thường thì con người bắt đầu nhận thức được vai trò của việc “ ăn sạch để sống xanh” để duy trì sức khỏe, tuổi thọ của mình cũng như bảo vệ trái đất, và bảo vệ môi trường sống trên toàn cầu.


Ăn sạch để sống xanh giúp duy trì sức khỏe cho con người


Vậy theo bạn “sống xanh” nghĩa là gì?

Có nhiều người nghĩ rằng sống xanh là một lối sống hạn chế tối đa việc thải nhựa và rác thải ra môi trường. Hay người khác lại nghĩ, sống xanh là lối sống rất cao cả, to tát và lớn lao. Thật chất, khái niệm “sống xanh” chỉ đơn giản là việc thay đổi thói quen ăn uống để làm sao vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm được tác động đến môi trường. Sống xanh bao gồm một vài yếu tố. Không thải rác và nhựa ra môi trường là “sống xanh”, sống tối giản cũng là “sống xanh”. Và ngay cả việc thay đổi chế độ ăn theo phương pháp ăn sạch cũng là một hành động “sống xanh” đấy nhé!


Bảo vệ sức khỏe chúng ta, còn bảo vệ cả hệ sinh thái

Phương pháp ăn sạch là gì?

Phương pháp ăn sạch hay còn gọi là chế độ “eat clean” đang ngày càng được xã hội quan tâm bởi vì những lợi ích của chế độ này đối với sức khỏe của con người. Hiểu theo các đơn giản nhất phương pháp eat clean là phương pháp ăn sạch, tránh các loại thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn.

Thay vào đó, chúng ta sẽ ăn thức ăn ở dạng nguyên thủy nhất, tự nhiên nhất. Điều đó không đồng nghĩa với việc là chúng ta sẽ ăn sống thực phẩm mà cụ thể hơn là chú trọng việc nấu ăn tại nhà, nguyên liệu an toàn, tự nhiên, không chất bảo quản, phẩm màu và đơn giản hóa quá trình chế biến. Ngoài việc tốt cho sức khỏe, phương pháp “eat clean” còn góp phần to lớn trong thói quen “sống xanh” của con người. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì ăn sạch chính là đang sống sạch sống xanh.


Phương pháp ăn eatclean cũng thể hiện một phần cuộc sống ăn sạch và sống xanh

Mối liên hệ giữa “ăn sạch” và “sống xanh”?

Việc ăn sạch để sống xanh thực sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì ăn sạch chính là hạn chế những quy trình chế biến thức ăn đến mức tối giản, giữ hương vị thuần túy của thực phẩm. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc sản xuất thực phẩm bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và việc chuyển những loại thực phẩm này thành món ăn của con người chiếm 20%-30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng tới môi trường. Chính vì vậy mà ăn sạch chính là góp phần sống xanh và hạn chế lượng khí thải ra ngoài môi trường gây hiệu ứng nhà kính.


Ăn sạch cũng giúp bảo vệ môi trường

Ích lợi của “eat clean”?

Ngoài việc bảo vệ môi trường và giúp con người sống xanh hơn thì eat clean còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Một thực đơn ăn sạch sẽ bao gồm việc ăn các loại hạt. Và vitamin B6 có trong các loại hạt này cực kì bổ dưỡng cho não bộ của con người. Ngoài ra, chế độ “eat clean” luôn có sự có mặt của rau, củ, quả. Việc ăn rau, củ, quả thường xuyên sẽ giúp cung cấp thêm vitamin C, chất xơ cho cơ thể từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ và cao huyết áp và thậm chí là ngăn chặn được ung thư.


Cung cấp vitamin C ngăn ngừa ung thư

Lưu ý khi bắt đầu eat clean như thế nào?

Để tiến hành phương pháp ăn sạch thật sự không hề đơn giản. Bởi vì phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải cắt giảm gia vị cũng nhưng lượng đường và muối. Chính vì vậy, khi mới bắt đầu cơ thế chúng ta sẽ chưa quen ngay được.

Ví dụ như lúc trước bạn có thói quen uống cà phê cùng với 3 muỗng đường thì khi bắt đầu chế độ “ăn sạch” bạn không nên giảm liền thành cà phê không đường mà nên giảm dần dần từ 3 muỗng đường xuống 2 muỗng rồi xuống 1 một muỗng hoặc nửa muỗng đường. Như vậy cơ thể bạn sẽ không bị “sốc” và bạn sẽ dần thích ứng được với việc uống ít đường.


Giảm đường cũng là bước khởi đầu cho ăn sạch, sống xanh

Một số thực đơn ăn sạch tham khảo?

Để bắt đầu áp dụng phương pháp ăn sạch thì chúng ta cần có thực đơn cụ thể phải không nào? Nếu bạn mới bắt đầu có thể bạn sẽ không biết thực đơn nào phù hợp với mình. Thực đơn 7 ngày dưới đây sẽ rất phù hợp để những người mới bắt đầu tham khảo và áp dụng. Dần dần nếu bạn đã quen với chế độ ăn thì có thể thay thế thực đơn để phù hợp với khẩu vị và sở thích của mình

Thực đơn ngày thứ nhất

Bữa sáng: 1 phần sữa chua trộn hoa quả

Bữa phụ: 1 quả cam

Bữa trưa: cơm gạo lứt + củ cải trắng luộc + ức gà nướng.

Bữa phụ: quả chuối.

Bữa tối: hải sản hấp + rau cải luộc.

Thực đơn ngày thứ hai

Bữa sáng: khoai lang luộc + thịt bò luộc + đậu cô ve luộc.

Bữa phụ: chuối.

Bữa trưa: cơm gạo lứt + súp lơ xanh luộc + ức gà nướng.

Bữa phụ: quýt.

Bữa tối: cá nướng + salad rau củ quả trộn.

Thực đơn ngày thứ ba

Bữa sáng: hộp sữa chua không đường + hoa quả tươi + ngũ cốc tùy chọn.

Bữa phụ: quả lê.

Bữa trưa: củ khoai + bắp + thịt gà luộc + củ cải trắng và súp lơ luộc.

Bữa phụ: dâu tây.

Bữa tối: cá + rau củ luộc.

Thực đơn ngày thứ tư

Bữa sáng: khoai lang luộc + trứng luộc + rau cải luộc.

Bữa phụ: các loại đậu tùy chọn.

Bữa trưa: bát cơm gạo lứt + gà xào nấm.

Bữa phụ: hạt điều.

Bữa tối: khúc cá nướng + salad rau củ.

Thực đơn ngày thứ năm

Bữa sáng: ức gà luộc + ly sữa không đường.

Bữa phụ: quả táo.

Bữa trưa: bát cơm gạo lứt nhỏ + thịt nạc nướng + măng tây nướng.

Bữa phụ: quả cam.

Bữa tối: salad ức gà.

Thực đơn ngày thứ sáu

Bữa sáng: trứng luộc + salad.

Bữa phụ: dưa leo.

Bữa trưa: khoai lang luộc + bắp ngô luộc + thịt thăn heo luộc + củ cải luộc.

Bữa phụ: hoa quả sấy.

Bữa tối: cá hồi áp chảo + rau củ quả hấp.

Thực đơn ngày thứ bảy

Bữa sáng: bánh mì đen + trứng ốp la + salad rau củ.

Bữa phụ: quả cam.

Bữa trưa: thịt luộc + rau sống.

Bữa phụ: salad trái cây.

Bữa tối: cá nướng + rau luộc.

Để ăn sạch và góp phần sống xanh thì chúng ta thực sự cần phải tìm hiểu kĩ trước khi thực hiện. Phương pháp ăn sạch thực sự không dễ và đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị. Để việc thực hiện phương pháp ăn sạch dễ dàng hơn các bạn cần lưu ý một số mẹo nhỏ sau đây.


Phải tìm hiểu kĩ để có phương pháp ăn khoa học nhất

Thứ nhất nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày ra thành 5-6 buổi. Thông thường sẽ là 3 buổi chính và 3 buổi phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cho chúng ta tiêu hóa tốt hơn và giảm được cảm giác thèm ăn

Thứ hai chúng ta cần tránh những thực phẩm chứa nhiều calories, những thực phẩm ít hoặc không có chất dinh dưỡng. Việc tính toán calories thật sự phức tạp và rắc rối đối với những ai không quen với phương pháp ăn sạch. Nếu bạn cảm thấy nó quá khó thì bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng và tính toán lượng calories cần thiết thông qua chỉ số BMI của mình

Thứ ba, không nên cắt hẳn chất béo khỏi khẩu phần ăn. Như chúng ta đã biết những chất béo bão hòa thường không tốt cho sức khỏe và dễ gây ra bệnh tim mạch. Tuy nhiên chúng ta có thể thay thế chất béo bão hòa thành chất béo không  bão hòa có trong những sản phẩm có nguồn gốc từ đậu hoặc thực vật để bảo vệ sức khỏe, tốt cho tim mạch mà vẫn không bị thiếu chất.

Thứ tư, chúng ta cần uống đủ nước trong ngày. Việc uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể và bổ trợ thêm cho phương pháp ăn sạch của chúng ta.

Mẹo thứ năm là một mẹo mà ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm theo. Đó chính là không được bỏ bữa sáng. Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày góp phần cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày. Vì vậy, bỏ buổi sáng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt chất và thiếu hụt năng lượng hoạt động cả ngày. Thay vào đó, việc nạp một bữa ăn sáng “sạch” sẽ giúp bạn tràn trề năng lượng hoạt động cả ngày.


Uống đủ nước mỗi ngày hổ trợ thêm cho phương pháp ăn sạch

Tóm lại phương pháp ăn sạch đang ngày càng được ưa chuộng và được nhiều người biết đến. Nhiều người thực hiện phương pháp này vì nghĩ đến sức khỏe của bản thân. Nhưng cũng có nhiều người ăn sạch để góp phần “sống xanh” và bảo vệ môi trường mình đang sống. Quả thật, môi trường của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá và việc thực hiện những biện pháp “xanh hóa” môi trường là một việc làm cần được phát huy và khuyến khích. Nếu bạn cảm thấy mình không làm được việc gì to lớn để bảo vệ môi trường thì hãy bắt đầu từ việc nhỏ như là biện pháp ăn sạch và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường mỗi ngày nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết